Nhạc Trẻ

Theo tổng hợp từ báo cáo của 59/63 sở GD-ĐT, trong soi keo ca cuoc

【soi keo ca cuoc】Hơn 1.900 học sinh tử vong do đuối nước 3 năm qua, rất ít trường có bể bơi

Theơnhọcsinhtửvongdođuốinướcnămquarấtíttrườngcóbểbơsoi keo ca cuoco tổng hợp từ báo cáo của 59/63 sở GD-ĐT, trong 3 năm 2020, 2021, 2022 trên toàn quốc đã xảy ra trên 500 vụ đuối nước, làm tử vong 1.956 học sinh.

Nhóm 10 địa phương có tỷ lệ đuối nước cao nhất trong các năm kể trên là: Nghệ An (152 em), Thanh Hóa (110), Bắc Giang (86), Quảng Ninh (84), Kon Tum (72), Đắk Lắk (66), Quảng Bình (63), Bắc Ninh (60), Đồng Tháp (60), Hưng Yên (60).

Hơn 1.900 học sinh tử vong do đuối nước trong 3 năm qua - Ảnh 1.

Trẻ em cần được học bơi từ sớm để rèn luyện thể chất và phòng tránh đuối nước

LÊ CẦM

Theo Bộ GD-ĐT, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, học sinh. Ngoài nguyên nhân khách quan do địa hình, lũ lụt, thiên tai thì nguyên nhân chủ quan chính là do trẻ em, học sinh thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Nhiều trẻ em, học sinh không biết bơi, không biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước, không biết kỹ năng cứu đuối an toàn nên khi tiếp xúc với vùng nước mở dễ có nguy cơ đuối nước. Trẻ em vốn hiếu động, thích khám phá, liều lĩnh nhưng chủ quan khi tắm ở sông, suối, ao hồ, hố nước, một số em biết bơi nhưng thiếu nhận thức về nguy cơ đuối nước.

Trẻ em, học sinh bị đuối nước do người lớn lơ là; nhiều phụ huynh quản lý còn lỏng lẻo, ít quan tâm, thậm chí thiếu kỹ năng trông trẻ, thiếu kỹ năng cứu đuối; nhiều gia đình còn thiếu người trông nom. Một số em chăn thả gia súc, gia cầm, chăn nuôi, trồng trọt ở khu vực có hồ, kênh rạch nên nguy cơ bị đuối nước. Một bộ phận học sinh miền núi thường ra sông, suối đánh bắt cá... đã dẫn đến tai nạn đuối nước. 

"Một số vụ việc học sinh đuối nước khi học bơi trong nhà trường gần đây cho thấy công tác quản lý, giám sát của giáo viên, huấn luyện viên chưa tốt, nhà trường chưa thực hiện đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn khi tổ chức dạy bơi trong nhà trường", Bộ GD-ĐT nhận định.

Chỉ hơn 8% trường học có bể bơi

Cũng theo thống kê của 59/63 sở GD-ĐT, đến hết năm 2022, tổng số bể bơi trong trường học là 2.184 bể/25.307 trường, chiếm tỷ lệ 8,63% trường học có bể bơi. Trong đó, cấp tiểu học là 1.327 bể/12.475 trường (đạt 10,63%); cấp THCS có 662 bể/10.029 trường (đạt 6,60%); cấp THPT có 195 bể/2.803 trường (đạt 6,95%).

Nhiều địa phương đã có sự quan tâm, đầu tư xây dựng bể bơi trong trường học với số lượng khá lớn. Trong đó Bắc Giang có 129 bể bơi; Bắc Ninh có 80 bể bơi; Hải Phòng năm 2020 mua sắm bể bơi phao cho 40 trường TH, THCS từ kinh phí quỹ phòng chống thiên tai của thành phố.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương có quá ít số bể bơi trong trường học như: toàn tỉnh Cao Bằng, Sơn La chỉ có 2 bể bơi; Ninh Bình 3 bể bơi; Nam Định chỉ 4 trường có bể bơi; Hậu Giang, Sóc Trăng chỉ 6 trường có bể bơi…

Dạy bơi trong trường học cần đến cơ sở vật chất tốt


Trẻ em tập bơi cần có người hướng dẫn

Trong khi đó, nhiều bể bơi đã xuống cấp, chất lượng nguồn nước chưa đảm bảo, không có kinh phí, không có nhân viên đủ năng lực vận hành bể bơi. Ở nhiều nơi, nhu cầu đầu tư xây dựng hồ bơi trong trường học là rất lớn, nguồn kinh phí đầu tư rất hạn chế, cơ chế kêu gọi xã hội hóa đầu tư hồ bơi trong trường học chưa rõ ràng, một số trường không đủ diện tích đất để hồ bơi.

Báo cáo của các sở GD-ĐT cũng cho thấy, đa số giáo viên môn giáo dục thể chất đều có thể dạy bơi. Hiện nay có khoảng 70% trong số này đã được tập huấn về dạy bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước, sơ cấp cứu ban đầu.

Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có chứng chỉ/chứng nhận hoàn thành tập huấn huấn luyện viên môn bơi do ngành VH-TT-DL cấp còn thấp so với nhu cầu thực tế ở rất nhiều nơi. Đây là tình trạng phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh vùng khó khăn, miền núi.

Hiện nay điều kiện về kinh phí, diện tích nên việc xây dựng bể bơi trong nhà trường gặp khó khăn; việc duy trì hoạt động hiệu quả bể bơi trong trường học còn nhiều hạn chế do thiếu kinh phí chi thường xuyên cho việc vận hành, sử dụng, bảo quản và kinh phí tổ chức dạy bơi.

Việc quy định mức thu xã hội hóa khi tổ chức dạy bơi trong trường học chưa thực hiện đồng bộ ở hầu hết các địa phương, giáo viên dạy bơi chưa có chính sách hỗ trợ việc dạy bơi.

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ dự kiến đề xuất Chính phủ cho phép Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH, Bộ VH-TT-DL và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng phê duyệt chương trình quốc gia về tổ chức dạy bơi an toàn phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh giai đoạn 2025 - 2030. 

Bộ này cũng đề nghị UBND cấp tỉnh có chế độ chính sách phù hợp đối với lực lượng phổ cập bơi, trang bị hồ bơi cho các trường học, cụm trường; hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động cho các bể bơi trong trường học. Có cơ chế thúc đẩy việc thực hiện xã hội hóa các bể bơi để đảm bảo kinh phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng, khai thác hết công suất bể bơi.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap