Nhạc Trẻ

Đọc bài viết "Tăng lương giáo viên đồng thời cấm dạy thêm", cùng nhiều tranh luận xung quanh đề xuất kqxsmb 30 ngày

【kqxsmb 30 ngày】'Giảm tải kiến thức trước khi cấm dạy thêm, học thêm'

Đọc bài viết "Tăng lương giáo viên đồng thời cấm dạy thêm",ảmtảikiếnthứctrướckhicấmdạythêmhọcthêkqxsmb 30 ngày cùng nhiều tranh luận xung quanh đề xuất lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, tôi thấy nhiều người hô hào cấm tuyệt đối dạy thêm đồng thời đổ lỗi cho giáo viên khiến tình trạng học thêm tràn lan như thời gian qua. Cá nhân tôi cho rằng nhận định này có phần chủ quan và chưa thật sự công bằng với các thầy, cô giáo.

Dạy thêm, học thêm cần phải được kiểm soát, nhưng muốn học sinh không đi học thêm, không thể cứ nói cầm là cấm. Thay vào đó, trước tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo phải giảm tải kiến thức, mở thêm trường học, giảm sĩ số học sinh của mỗi lớp, hạ tỷ lệ cạnh tranh của các kỳ thi vào 10 công lập... để học sinh không còn áp lực học hành, thi cử như bây giờ. Còn việc các thầy cô ép học sinh đi học thêm, hay trù dập những em không 'hợp tác' đúng là có thật, nhưng thực ra tỷ lệ này không nhiều.

Cá nhân tôi cho rằng, đa số nhu cầu học thêm hiện nay xuất phát từ mong muốn thực tế của các phụ huynh. Con tôi năm nay học lớp 6, chỉ học chính khóa nửa ngày. Trường con cũng không đủ phòng học để có thể dạy thêm cho các con buổi chiều. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, sợ con mình không đủ kiến thức. Họ đề đạt nguyện vọng với cô giáo chủ nhiệm về việc mở lớp dạy thêm cho các con.

Trong phiếu ý kiến khảo sát thăm dò đăng ký học thêm các môn Toán, Văn, Tiếng Anh, hơn 70% phụ huynh đồng ý đăng ký cho con học thêm. Tôi chỉ đăng ký cho con học thêm môn Văn, vì con đang học tiếng Anh ở trung tâm bên ngoài, còn Toán đã có bà nội làm giáo viên kèm cặp. Tôi có hỏi con rằng ở lớp cô dạy thế nào, có phải cố ý dạy hời hợt để học sinh phải đi học thêm không? Con bảo cô vẫn dạy kỹ và dễ hiểu. Thế nên, chúng ta cũng đừng đổ tội cho các thầy cô giáo.

>> 'Quản lý dạy thêm để học sinh có cơ hội tiếp cận giáo viên giỏi'

Chẳng qua, sĩ số các lớp công lập quá đông (trên 40 học sinh ở cấp THCS, thậm chí trên 50 học sinh ở cấp Tiểu học), trong khi lượng kiến thức lại quá nhiều, còn năng lực tiếp thu và ý thức học hành của mỗi học sinh mỗi khác, nên các giáo viên cố gắng thế nào cũng khó mà bảo đảm cả lớp đều học tốt được.

Tôi mong các vị phụ huynh đừng đêm chuyện "hồi xưa" ra để so sánh và đánh giá chất lượng giáo viên hiện tại. Nhiều người thuộc thế hệ 8X như tôi, sinh ra và lớn lên ở tỉnh lẻ, mà ngày xưa cũng đa số phải đi học thêm các môn chính nếu muốn thi đỗ đại học. Nói vậy để thấy, không phải học sinh nào cũng đủ giỏi để tự học và tự tổng hợp kiến thức ôn luyện chỉ sau những giờ học ít ỏi trên lớp.

Ở hướng ngược lại, các thầy cô dạy trên lớp cũng chỉ đủ thời gian để có thể dạy lướt các kiến thức cơ bản. Mọi người cứ nói học sinh Việt Nam học vất vả áp lực nhưng hãy nhìn ra các nước ở châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ thấy chúng ta chưa là gì so với họ. Còn tất nhiên, chúng ta không thể so mình với các nước phương Tây phát triển được, vì họ đã ở một khoảng cách phát triển rất xa so với nước ta.

Thu Trang

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap